TỌA ĐÀM ĐÓNG GÓP CHO BẢN DỰ THẢO LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN GIAI ĐOẠN 1996 – 2023

Thực hiện Nghị quyết 03-NQ/ĐU ngày 19/02/2021 của Đảng ủy ĐHQG-HCM về tăng cường, nâng cao chất lượng nhiên cứu, biên soạn, tuyên truyền và giáo dục lịch sử Đảng bộ trong toàn Đảng bộ ĐHQG-HCM, Đảng ủy Trường ĐH KHTN đã xây dựng kế hoạch thực hiện số 19-KH/ĐU ngày 11/3/2022 và sau đó là Kế hoạch số 38-KH/ĐU ngày 07/11/2022 Điều chỉnh Kế hoạch 19-KH/ĐU ngày 11/3/2022 về Thực hiện Nghị quyết 03-NQ/ĐU của ĐHQG-HCM

Sau gần 2 năm thực hiện các đợt bổ sung, thay đổi về các thành viên trong tổ công tác, các đợt thu thập, tổng hợp và sắp xếp các dữ liệu liên quan cũng như nhiều lần phát thảo sơ nét về đề cương LSĐB Trường thì bản dự thảo hoàn chỉnh lần 1 cũng đã được hình thành.

Và với mong muốn bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, tính khách quan, khoa học của công trình lịch sử Đảng bộ Trường, vào chiều ngày ngày 07/3/2024 Đảng ủy Trường Đại học Khoa học tự nhiên đã tổ chức Tọa đàm đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Lịch sử Đảng bộ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên giai đoạn 1996 – 2023;

Đến dự Toạn đàm, BTC đã hân hạnh đón tiếp các đồng chí là Nguyên lãnh đạo các thời kỳ, các đồng chí đảng viên có nhiều đóng góp cho sự phát triển tại đơn vị như:

 1Đ/c Dương Ái PhươngNguyên Bí thư Đảng ủy
 2Đ/c Võ Thị Bạch MaiNguyên UVBTV Đảng ủy
 3Đ/c Phạm Thị Ánh HồngNguyên UVBTV Đảng ủy
 4Đ/c Trần Linh ThướcNguyên Bí thư Đảng ủy
 5Đ/c Nguyễn Kim QuangNguyên Phó Bí thư Đảng ủy
 6Đ/c Nguyễn Văn HiếuNguyên Phó Bí thư Đảng ủy
 7Đ/c Lê Văn HiếuNguyên UVBCH Đảng bộ
 8Đ/c Châu Văn TạoNguyên UVBCH Đảng bộ
 9Đ/c Nguyễn Du SanhChủ tịch HCCB Trường
 10Đ/c Nguyễn Tuyết PhươngNguyên Bí thư Đoàn trường
 11Đ/c Ông Thị Ngọc LinhNguyên UVBCH Đảng bộ, Nguyên Bí thư Đoàn trường
 12Đ/c Trương Thanh CảnhĐảng viên Chi bộ Khoa Môi trường

Đại diện Đảng ủy tham dự tọa đàm gồm đồng chí Trần Cao Vinh, Bí thư Đảng ủy, chủ trì buổi tọa đàm; đồng chí Phan Ngô Hoang, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy; Đồng chí Dương Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Chấp hành, Tổ trưởng Tổ Tuyên giáo – Dân vận – Đoàn thể cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ cùng các đồng chí trong Tổ Tuyên giáo – Dân vận – Đoàn thể, Tổ Văn phòng Đảng ủy (nhóm biên soạn Lích sử Đảng bộ).

Đồng chí Trần Cao Vinh, Bí thư Đảng ủy phát biểu giới thiệu mục đích và  ý nghĩa buổi tọa đàm

Đồng chí Nguyễn Văn Tịnh, Đảng ủy viên, dại diện Tổ Tuyên giáo – Dân vận – Đoàn thể trình bày báo cáo đề cương Lịch sử Đảng bộ

Đề cương Lịch sử Đảng bộ Trường gồm 2 phần:

  • Phần 1: cơ cấu tổ chức: Gồm 8 chương: 7 chương gắn với các nhiệm kỳ đại hội và 01 chương đầu tiên sơ lược từ 1947 – 1995 (trước khi thành lập Đảng bộ Trường). Mỗi nhiệm kỳ sẽ nêu bậc nét đặc trưng của từng nhiệm kỳ.
  • Phần 2: Phụ lục hình ảnh: DS BCH, hình ảnh các hoạt động nổi bậc của Trường, mang tính lịch sử.
  • Độ dài 250 trang, 200 trang phần chính và 50 trang cho phụ lục.

Sau báo cáo về đề cương, các đồng chí tham gia tọa đàm đã cùng nhau thảo luận và đóng góp các ý kiến, chứng kiến của bản thân trong từng giai đoạn cụ thể góp phần bổ sung, hoàn thiện dự thảo Lịch sử Đảng bộ trường.

Đồng chí Phạm Thị Ánh Hồng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy trường nhiệm kỳ 2003 – 2005 có một số đóng góp về hình thức, bố cục của dự thảo Lịch sử  Đảng bộ, các nội dung lãnh đạo Nhà trường thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cũng như việc nên tham khảo kỷ yếu Nhà trường năm 2010.

Đồng chí Phạm Thị Ánh Hồng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Trường phát biểu thảo luận

Đồng chí Dương Ái Phương, Nguyên Bí thư Đảng ủy Trường từ năm 2003 – 2025 (2,5 nhiệm kỳ)  đánh giá cao phần đầu của dự thảo, rất chi tiết và công phu. Giai đoạn khi bắt đầu thành lập, từ Cao đẳng Đông Dương đến hiện nay. Đồng chí cũng nêu góp ý là Lịch sử nên chú trọng vào các giai đoạn có những điểm nổi bậc không nên dùng báo cáo chính trị của các kỳ đại hội đưa vào.

Đồng chí Dương Ái Phương, nguyên Bí thư Đảng ủy Trường phát biểu, đóng góp cho dự thảo Lịch sử Đảng bộ

Đồng chí Trần Linh Thước, nguyên Bí thư Đảng ủy Trường nhiệm kỳ 2015 – 2020 ấn tượng với phần đầu của dự thảo đã được chuẩn bị khá tốt, tuy nhiên có một số giai đoạn còn khá ít dữ liệu và có những dữ liệu chưa hợp lý. Cần cân nhắc thêm, tổng hợp tất cả các hoạt động của Đảng bộ từ lúc hình thành chi bộ đến hiện nay. Mỗi giai đoạn cần có cấu trúc rõ ràng, có từ khóa để có tính thống nhất. Cùng một số góp ý khác liên quan  tiêu đề các kỳ đại hội, các kết quả nội bậc

Đồng chí Trần Linh Thước, nguyên Bí thư Đảng ủy Trường phát biểu, đóng góp cho Lịch sử Đảng bộ

Đồng chí Võ Thị Bạch Mai, Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2005 – 2010 nêu một số nội dung liên quan đến nhiệm vụ chính trị tại một số trang có thể không cần đưa vào, thay vào đó nên bổ sung các hoạt động và thành tích của trường Phổ thông Năng khiếu vao dự thảo Lịch sử Đảng bộ.

Đồng chí Võ Thị Bạch Mai, Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy đóng góp ý kiến

Đồng chí Nguyễn Kim Quang, Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010 – 2015 nêu quan điểm cần xác định mục đích cúa tác phẩm này và đối tượng hướng đến nào là chủ yếu để đi đúng hướng. Làm sao để sản phẩm Lịch sử Đảng bộ trường thể hiện được đầy đủ các sự kiện, xem xét việc có nên thể hiện tên tất cả các đảng viên ở các giai đoạn.

Đồng chí Nguyễn Kim Quang, Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy phát biểu đóng góp cho Lịch sử Đảng bộ

Đối với đồng chí Lê Văn Hiếu, Nguyễn Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 – 2020 (02 nhiệm kỳ) nếu ý kiến cho bố cục của Lịch sử Đảng bộ làm sao người đọc cảm thấy nhẹ nhàng, phấn khởi và nên bổ sung Chi bộ đầu tiên được thành lập ở Thành phố là tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Việc nhất thể hóa ở các giai đoạn và lý do vì sao hiện tại không còn nhất thể hóa, cần làm rõ việc này khi thể hiện trong LSĐB.

Đồng chí Lê Văn Hiếu, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ đóng góp ý kiến

Đồng chí Châu Văn Tạo, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 – 2015 nêu quan điểm về cấu trúc chưa được hoàn chỉnh, cần xác định hướng viết lịch sử nào? Một là theo dòng sự kiện; 2 là từ các sự kiện, số liệu mà rút ra bài học. Cần có một người chuyên viết sử để tư vấn biên tập. Phần tổng kết còn quá sơ sài.

Đồng chí Nguyễn Du Sanh, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Trường nêu quan điểm còn nhiều chổ chưa hợp lý và có 2 vấn đề là cần thêm nhiều tư liệu từ các nhân chứng sống và thu thập dữ liệu thì cần có người chuyên để tư vấn, biên soạn.

Đối với đồng chí Trương Thanh Cảnh, đảng viên đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đơn vị cũng đã tiếp cận, nghiên cứu dự thảo Lịch sử Đảng bộ và có những đóng góp về tiêu đề của dự thảo và cần lý do và quá trình thành lập Đảng bộ trường, thách thức ở mỗi giai đoạn, thành tựu ở mỗi giai đoạn nhằm nâng cao niềm tự hào của cán bộ và sinh viên, lôi cuốn sự quan tâm của xã hội (người học, nhà khoa học, các đơn vị xã hội).

Đồng chí Trương Thanh Cảnh (giữa) cùng đồng chí Nguyễn Du Sanh, đồng chí Châu Văn Tạo (bìa phải) trong tọa đàm đóng góp xây dựng dự thảo Lịch sử Đảng bộ

Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Nguyên Phó Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 – 2020 cũng có một số góp ý về việc nên xác định lại mục tiêu của cuốn Lịch sử Đảng bộ. đối tượng đọc và hưởng lợi từ cuốn sách này là sinh viên, cựu sinh viên, thầy cô và xã hội thì viết đơn giản, dễ hiểu và thu hút nhất. Bổ sung thành tích của đơn vị và đoàn thể qua các giai đoạn.

Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu đóng góp cho dự thảo Lịch sử Đảng bộ

Đồng chí Nguyễn Tuyết Phương, Nguyên Bí thư Đoàn Thanh niên đồng tình với các ý kiến của các thầy cô, về việc viết Lịch sử Đảng bộ là rát khó có nen suy nghĩ đến việc chỉ viết lược sử, tổng hợp các sự kiện như vậy tính chất sẽ nhẹ nhàng hơn. Lưu ý đến cột mốc quan trọng là Chi bộ đầu tiên vì đây là nơi phát triển đảng viên từ học sinh đầu tiên trong Thành phố.

Đồng chí Nguyễn Tuyết Phương, Nguyên Bí thư Đoàn trường phát biểu đóng góp

Đại diện Đảng ủy, đồng chí Trần Cao Vinh, Bí thư Đảng ủy trân trọng cảm ơn các đồng chí đã sắp xếp thời gian đến tham dự và đóp góp nhiều nội dung, khía cạnh, vấn đề rất hữu ích cho việc hoàn chỉnh Lịch sử Đảng bộ. Đảng ủy sẽ tiếp tục làm việc với tổ biên tập về vấn đề chuyên môn như cúc trúc, thời gian (giai đoạn) và sẽ xin ý kiến ĐHQG-HCM về hình thức xuất bản và sẽ thông tin lại các đồng chí trong tổ biên soạn, biên tập.

Các đồng chí tham dự Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm

Tổng lượt xem bài viết: 129 lượt xem